Thách thức đặt ra với ngành giấy 2015
Vào năm 2015, các doanh nghiệp trong nước đối diện với nhiều khó khăn khi mà c
ộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập, đồng thời năm 2016, việt nam gia nhập TPP . Đây là thông tin khiến các doanh nghiệp (DN) ngành giấy Việt Nam lo lắng, bởi lẽ với thuế suất 0%, các DN có trụ vững được trước làn sóng giấy nhập khẩu từ các nước trong khu vực.
Từ đầu năm tới nay đã có không ít DN ngành giấy, chủ yếu là DN nhỏ và vừa có công suất dưới 10.000 tấn sản phẩm/năm phải sản xuất cầm chừng. Bên cạnh đó, chi phí đầu vào ngày một tăng, khiến các DN đã khó lại càng thêm khó.
Tuy nhiên, điều khiến các DN ngành giấy lo ngại nhất là đến năm 2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập. Cùng với đó, sản phẩm giấy xuất khẩu vào Việt Nam từ các nước trong khu vực sẽ được hưởng thuế 0% và làn sóng giấy nhập khẩu sẽ tràn vào Việt Nam mạnh mẽ.
Phần lớn DN ngành giấy là DN nhỏ và vừa, đầu tư lớn thì DN không đủ lực, đầu tư nhỏ thì chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu. Với nền sản xuất như hiện nay sẽ rất khó đứng vững trước sức cạnh tranh quyết liệt của giấy nhập khẩu từ các nước trong khu vực. Cũng bởi sự nghèo nàn về công nghệ, năng lực tài chính hạn chế mà chúng ta đang chấp nhận xuất khẩu dăm mảnh thô với giá rẻ và nhập khẩu bột giấy với giá cao cho sản xuất giấy trong nước... Hiện chỉ những DN mới đầu tư từ 3-5 năm trở lại đây công nghệ sản xuất còn theo kịp các nước trong khu vực, còn những DN đầu tư từ 5 năm trở về trước công nghệ đã lạc hậu.
Để tháo gỡ khó khăn hiện tại và hỗ trợ cho các DN ngành giấy hội nhập, Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công Thương miễn thuế VAT cho các DN sản xuất giấy từ giấy phế liệu; cho DN được hưởng lãi suất ưu đãi để đầu tư máy móc, thiết bị; điều chỉnh tiêu chuẩn môi trường với các nhà máy sản xuất bột giấy phù hợp…
Công ty TNHH công nghệ tin học Việt Tuần, đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm:
giấy in atm giấy in nhiệt giấy in bill k75 giấy in nhiệt k57,
giấy in nhiệt k80 giấy in hóa đơn siêu thị